Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Văn hóa ẩm thực Á

Nếu như Âu Mỹ chỉ dùng sản phẩm từ thịt, trứng, sữa thì châu Á còn có lục phủ ngũ tạng. Ngoại trừ một mớn ăn hảo hạng của Âu gọi là pate gan Ngỗng ( Pâté từ gốc Pháp) hay còn gọi là Pâté de foie gras. Có thể nói đây là đỉnh cao ẩm thực của Pháp sử dụng gan động vật. Người ta nuôi và vỗ béo ngỗng không cho hoạt động và ép ăn cho gan của Ngỗng to lên để sử dụng cho món trứ danh này. Các bạn xem clip này để biết được gan Ngỗng được làm ra như thế nào  
Tôi chưa có dịp được thưởng thức món này nhưng theo như chia sẻ thị vị bùi béo ngọt và tan chảy trên đầu lưỡi của món gan Ngỗng áp chảo sẽ làm bạn không bao giờ quên.
Tương tự như gan nói chung và gan Ngỗng nói riêng , các bộ phận lục phủ ngũ tạng đều cho ta cảm giác ngon miệng vì vị béo, bùi, hơi đắng đắng 1 chút, dễ nhai và kích thích tuyến nước bọt.
Ảnh hưởng của ẩm thực Viêt Nam mạnh nhất phải là đến từ Trung Quốc từ ngầu pín bò, phá lấu, các món tiềm thuốc Bắc, hầm... với phương châm ăn gì bổ đó, như ăn gan sẽ tốt cho gan, tương tự với bao tử, tim, cật.........
Nhưng tựu chung lại đó là những chất nhiều đạm và để lại nhiều oán khí tích tụ. Theo như được nghe kể thì có một số thợ săn khi săn được con mồi thì đều ăn lục phủ ngũ tạng của con mồi đó, có như vậy thì lần sau mới có thể săn được con mồi như thế, đó chính là oán khí của con mồi còn đọng lại trong lục phủ ngũ tạng.
Âu Mỹ mắc bệnh béo phì rất nhiều vì môi trường sống ít hoạt động chân tay nhiều mà đa phần là ngồi bàn giấy, nguồn thực phẩm rẻ và dồi dào cộng với các loại nước có ga sẽ làm tăng cân mà không gì cản lại được. Vậy mà Việt Nam ốm yếu thôi nhưng mắc bệnh Gout thì có thể nói là nhiều so với tỷ lệ chung, phần lớn là do thói quen ăn lục phủ ngũ tạng.
Khi chúng ta xuất khẩu các thực phẩm như thịt cá chúng ta cho rằng các nước nhập khẩu không biết thưởng thức khi không nhập nào là Tim, Gan, Bao tử, Nảo( Óc) mà chỉ nhập phi lê (filet) mà thôi.
Việc thay đổi một nền văn hóa ẩm thực là điều không dễ dàng gì nhưng "Eat well, Live well"
"Sức khỏe tuy chưa phải là tất cả nhưng nếu không có sức khoẻ thì những thứ còn lại đều mất hết ý nghĩa". (Trích dẫn lời cụ chủ tịch tổ chức Y tế thế giới Erin Miles)

Google và Android.

Nhớ lúc trước có bài đăng lịch sử phát triển của Android nói rằng việc Android ra đời sớm hơn dự kiến và quá trình thai nghén chưa đủ chu kỳ đã gây nên 1 Android phát triển lệch lạc như hiện nay. Nhanh mà không chú trọng vào chuyên, quá nhiều các nhà sản xuất không theo một rập khuôn nhất định tạo nên các đặc trưng của các OEM khác nhau. Điều này cũng đúng thôi vì các nhà sản xuất muốn có một đặc trưng riêng trên sản phẩm của mình từ Samsung với giao diện Touchwiz,Motorola với Blur, Sony với Time Scape.... việc đó gây khó khăn cho các nhà phát triển phần mềm thứ 3.
Kho ứng dụng của Android được coi là phong phú, đa dạng nhưng phần mềm chất lượng thì lại khá khiêm tốn, hiện tại thì chỉ có Market hay Google Play và Appstore là đáng kể và vượt trội nhất nên khi so với Appstore thì khiêm tốn cả về số và chất.
Như đã nói việc ra đời sowsmcuar Android là 1 phần sức ép từ Apple, lúc đó iOS vượt lên như là 1 OS toàn diện ít ra là đối với giao diện người sử dụng UX( User Experience). Đến thời điểm hiện tại cảm ứng hồi đáp của iOS vẫn xứng đáng là No1 dù không đua theo cấu hình cao như đa nhân. Nói vậy bạn lại nghĩ là Android đa nhiệm iOS thì không nhưng ban đầu Android về cảm ứng cũng rất nhạy hồi đáp tốt, về sau khi cài phần mềm có can thiệp hệ thống và các app chiếm dụng RAM nhiều thì độ trễ thấy rõ, cho dù lõi kép hay lõi tứ cũng vậy mà thôi.
( Tegra hiện đang là trào lưu cho các nhà sản xuất đua theo về mặt cấu hình)
Từ Donut 1.5 đến Eclair 2.1 đến Froyo 2.2 đến Ginger Bread 2.3, lại thêm Honeycomb chuyên cho Tablet giờ đến 4.0 ICS cho cả handset và tablet, đang rục rịch lên 5.0 Jelly Bean. Bạn thấy đại diện nào là tiêu biểu nhất, việc không tập trung phát triển mạnh 1 version mà  liên tục ra mới các phiên bản sẽ làm đau đầu các nhà phát triển phần mềm. Rồi sau này trên Google Play sẽ phân loại như thế nào?
Cấu hình cao, màn hình lớn, pin yếu, hiệu năng xử lý cường độ cao thấp, thẻ nhớ ngoài không theo chuẩn cũng là một điều trì kéo Android xuống vậy.
Chỉ là tổng hợp phân tích sơ bộ để có cái nhìn tổng quát hơn về Android hy vọng từ 4.0 trở đi sẽ là 1 Android xứng với danh hiệu khi nó ra đời là iOS killer và No 1 forever.
** Theo như 1 tiết lộ của bộ phận lập trình Android thì việc ra đời sớm mà không hoàn thiện các bộ khung framework hay như ta ví von là khung xương của con người để hoạt động trơn tru dẫn đến tình trạng trễ và lag trên Android device.